Trong mỗi hệ thống thoát nước của mỗi ngôi nhà hoặc công trình nhất định. Có nhiều bộ phận hầu như không thể thay thể, lược bỏ. Và hố ga cũng vậy – một bộ phận rất quan trọng của hệ thống thoát nước. Để ý một chút chúng ta sẽ thấy hố ga này tồn tại trong hoặc ngoài ngôi nhà. Hoặc những hốc thoát nước trên đường phố cũng chính là hố ga. Vậy Hố Ga Là Gì? Tại Sao Hệ Thống Thoát Nước Cần Dùng Hố Ga, Lượng nước thải chủ yếu sẽ chảy trong đường ống và đến nơi xử lí. Vậy hố ga có tác dụng gì trong cả quá trình vận chuyển nước thải.
Như chúng ta đã biết trong nước thải ở bất kì đâu đều có lượng rác nhất định. Lượng rác này ít nhiều thì phụ thuộc vào từng nơi. Hố ga sẽ có tác dụng như chiếc bể lắng khi nước thải đi qua. Lượng rác thải sẽ lắng đọng và giữ lại.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Hố ga là gì?.
Hố ga có dạng hình hộp với kích thước khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Mặt trên hố ga thường trống để lắp đặt một lắp đậy. Lắp đậy này có vai trò mở ra khi cần nạo vét hố ga để làm sạch. Xung quanh hố ga thường để sẵn các lỗ để lắp đặt đường ống nước thải.
Đối với hố ga dành cho gia đình và công trình tương tự thì sẽ có kích thước khá lớn. Lắp đậy thường kín để ngăn chặn sự thoát mùi. Hố ga thường được lắp cuối hệ thống thoát nước thải trong nhà..
Hố ga dành cho các hệ thống thoát nước đô thị hoặc hệ thống có quy mô tương tự cũng có kích thước khá lớn. Nếu hố ga đặt giữa đường thì cũng có các lắp đậy kín. Còn đặt ở cạnh đường thì lắp đậy lại có dạng thanh dọc để lọc rác.
Cấu tạo của hố ga?.
Hiện nay theo cấu tạo và tác dụng có thể chia hố ga ra thành 2 loại. Đó là hố ga thoát nước mặt đường. Thông thường các loại hố ga có kích thước như sau:
- Kích thước hố ga thành phố tiêu chuẩn: 200x150x200cm (Dài x Rộng x Sâu)
- Kích thước hố ga xí nghiệp tiêu chuẩn: 100x80x200cm
- Kích thước hố ga kỹ thuật cho gia đình: 40x30x50cm
Cấu tạo của hố thoát nước mặt đường.
Cấu tạo bao gồm: lưới chắn rác, nắp hố, van đóng nước 1 chiều…
Kích thước hố ga thoát nước mặt đường :
+ Lưới chắn rác: 550 x 350 x 30 mm.
+ Kích thước tổng thể hố: 500 x 300 x 350 x70 mm.
Cấu tạo của hố ga ngăn mùi.
Cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: Lưới chắn rác, hố thu và van ngăn mùi, cửa 2 chặn, ống nối.
Kích thước hố ga ngăn mùi:
+ Hố thu nước: 500 x 400 x 1170 x 70 mm.
+ Cửa 2 chặn: 830 x 450 x 40 mm.
+ Ống nối giữa hệ thống ngăn mùi và hố thu (chính là 2 đường ống PVC mã 150).
Tác dụng của hố ga.
Trong hệ thống nước, hố ga có tác dụng thu lượng nước thải và giữ lượng rác thải lại. Ngoài ra chúng còn có một số tác dụng khác:
- Là điểm vệ sinh cho cả đường ống.
- Thu nước thải, lọc rác.
- Làm thay đổi độ dốc, thay đổi dòng chảy
- Là nơi lắng đọng 1 phần các chất cặn lắng.
- Là nơi giao nhau giữa nhiều đường ống thoát nước thải.
- Ngăn mùi từ cống thoát nước thải bốc ra
- Đáp ứng được nhu cầu thoát nước mưa trên đường khi mưa lớn.
- Thuận lợi cho việc nạo vét, thông tắc cống, tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên.
- Tăng độ bền vững kết cấu đường phố.
Tiêu chuẩn thiết kế và nguyên lí hoạt động của hố ga.
Giống như xây dựng tất cả các bộ phận khác của công trình. Chúng ta đều phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn của công trình đó. Vì hố ga được sử dụng, lắp đặt ở rất nhiều nơi. Với những mục đích sử dụng và hiệu quả hoạt động khác nhau. Vì vậy tiêu chuẩn sẽ được thay đổi khi xây dựng thực tế. Vì vậy bạn chỉ cần không sai phạm vào các tiêu chuẩn như sau:
Diện tích của hố ga:
Thông thường hố ga có diện tích tiêu chuẩn tối thiểu là 1m2. Nhưng tùy vào hệ thống thoát nước sử dụng một hay nhiều hố ga thì kích thước sẽ thay đổi. Ví dụ như các hố ga lắp đặt để hút nước cứ một đoạn lại có một hố. Vì vậy kích thước hố có thể nhỏ hơn so với tiêu chuẩn.
Độ sâu của hố ga:
Độ sâu của hố ga vào khoảng 1m là tốt nhất. Hố ga càng sâu sẽ không tác động vào quá trình lắng đọng rác thải được tốt hơn. Thậm chí nếu hố ga quá sâu sẽ làm việc nạo vét trở nên khó khăn hơn. Mỗi lần làm sạch hố ga sẽ rất mất thời gian công sức thì mới có thể làm sạch hoàn toàn. Vì vậy độ sâu khoảng 1m là thích hợp nhất cho hố ga.
Khoảng cách của hố ga:
Đối với hệ thống thóat nước có sử dụng nhiều hố ga thì khoảng cách đạt chúng bẹn cũng nên lưu ý. Khoảng cách đặt hố ga sẽ tùy thuộc vào lưu lượng nước tiếp nhận ở mỗi hố. Ví dụ như ở các đoạn đường hay ngập lụt, nhiều rác thải. Thì nên để khoảng cách giữa các hố gần nhau để tăng lưu lượng nước thoát đi. Còn đối với các địa hình có lưu lượng nước không quá lớn thì khoảng cách trung bình vào khoảng 10m giữa các hố. Với khoảng cách này đường ống sẽ được làm sạch mà vẫn đủ để lượng nước có thể lưu thông.
-
-
- Khoảng cách giữa các hố ga thành phố: 20m/1 hố
- Khoảng cách giữa các hố ga xí nghiệp, công ty: 10 – 15m/1 hố.
- Khoảng cách hố trong nhà ở, nhà hàng: 7 – 10m/1 hố.
-
Nguyên lí hoạt động của hố ga.
Khi nước thải chảy xuống hố ga sẽ được lọc rác ban đầu. Rác thải có kích thước vừa và lớn sẽ bị cản lại ở tấm lọc của hố ga. Chỉ để nước thải và các loại rác thải, cặn bẩn nhỏ đi vào.
Hố ga sẽ tiếp nhận lượng nước thải từ một đầu. Lượng nước thải sẽ được chứa trong hố và lắng đọng để rác thải lại. Tầng rác thải nặng hơn nên sẽ lắng đọng xuống bên dưới. Bên trên sẽ là nước thải không còn cặn bẩn, rác thải. Lượng nước thải tiếp theo sẽ chảy xuống từ đầu này, đẩy lượng nước thải ở đầu bên kia đã được lọc rác chảy vào đường ống và đi ra.
Vị trí đặt hố ga và các lưu ý khi đặt hố ga tại các vị trí này.
Hố ga thoát nước mưa
Hố ga thoát nước mưa có lưu lượng nước chảy vào lớn. Các loại hố ga thoát nước mưa được sử dụng và lắp đặt chủ yếu ở ngoài đường. Thông thường chúng ta có thể thấy có 2 vị trí chính khi hố ga dặt ngoài đường. Đó là giữa mặt đường và cạnh đường(mép đường)
Vị trí đặt hố ga giữa mặt đường
Thông thường hệ thống thoát nước thải đô thị thường được làm không cố định. Những hệ thống nước lắp đặt giữa đường vì vậy hố ga đi kèm cũng được lắp đặt giữa đường. Lí do thông thường lí giải cho điều này là hệ thống thoát nước và đường không được làm đồng bộ. Hệ thống thoát nước lắp đặt sau khi làm đường hoặc hệ thống thoát nước cũ bị hỏng. Vì vậy giải pháp đào mặt đường để lắp đặt là hữu hiệu nhất.
Hố ga đặt giữ mặt đường phải có kết cấu chắc chắn. Đảm bảo số lượng lớn phương tiện lưu thông qua với trọng tải khác nhau mà không bị sụt lún. Vì vậy hố ga thường được làm bằng bê tông, có lắp đậy bằng bê tông hoặc gang. Đồng thời lắp đậy cũng phải gần như kín, không được hở quá nhiều.
Vị trí đặt hố ga cạnh đường (mép đường)
Hiện nay khi xây dựng đường thì hệ thống thoát nước cũng được làm đồng bộ. Vì vậy giải pháp lắp hệ thống thoát nước giữa mặt đường và vỉa hè được lựa chọn.
Hố ga thường cũng có các lắp đậy vô cùng chắc chắn như đặt giữa đường. Ngoài ra còn có một bộ phận để lọc rác khi nước bắt đầu đi vào hố ga.
Hố ga dùng trong gia đình.
Đối với hố ga trong nhà thì vị trí được đặt tùy vào đặc điểm của ngôi nhà đó. Những ngôi nhà có diện tích đất hạn chế, hố ga thường được đặt trong nhà. Với những ngôi nhà có diện tích đất rộng hố ga thường được đặt bên ngoài.
Vị trí hố ga đặt ngoài nhà.
Ưu điểm :
Hố ga đặt ngoài nhà trong quá trình nạo vét sẽ không ảnh hưởng đến căn nhà. Việc vệ sinh hố ga ở ngoài nhà cũng dễ dàng hơn. Thêm vào đó khi hố ga bị xảy ra sự cố, hư hỏng, rò rỉ các mùi khó chịu sẽ không bay vào nhà. Quá trình sửa chữa, thay thế cũng dễ dàng hơn.
Nhược điểm :
Hố ga lắp đặt ngoài nhà sẽ bắt buộc đường ống dẫn phải dài hơn. Tốn chi phí hơn cho việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa đường ống này. Đồng thời đường ống quá dài mà lại chứa lượng nước lưu thông lớn của cả ngôi nhà. Cũng dẫn đến việc tắc nghẽn đường ống xảy ra dễ dàng hơn. Dẫn đến việc bạn sẽ thường xuyên phải thông tắc. Hoặc chọn lựa các loại ông to tốn chi phí hơn.
Vị trí hố ga đặt trong nhà.
Ưu điểm:
Nếu làm hố ga ở trong nhà thì bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đấy. Bởi vì khi làm hố ga trong nhà thì sẽ kết hợp được kết cấu tường nhà, móng nhà nên sẽ đỡ tốn ống và ít bị tắc hơn do nước chảy trực tiếp xuống bể, không phải đi quanh co. Đồng thời quá trình hoạt động của hố ga cũng diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn rất nhiều.
Nhược điểm:
Hố ga đặt trong nhà khi nạo vét sẽ làm ngôi nhà ảnh hưởng ít nhiều. Như nước thải bị rơi rớt trên nền nhà, mùi nồng nặc khi mở lắp hố ga. Khi hố ga bị rỏ rỉ, hư hỏng cũng vậy, việc sửa chữa sẽ trở nên khó khăn hơn ít nhiều. Lượng khí hôi thối khó chịu rò rỉ cũng ảnh hưởng đến người sống trong căn nhà.
Các loại hố ga hiện nay dựa trên chất liệu.
- Hố ga bê tông cốt thép đúc sẵn.
- Hố ga xây bằng gạch.
- Hố ga bằng nhựa.
- Hố ga thoát sàn inox.
- Hố ga Composite.
Lưu ý khi xây dựng lắp đặt hố ga.
Về tính khoa học.
Nên đặt hố ga ở cuối nhà, hoặc ngoài nhà ở chố khó thấy. Ở vị trí ít người qua lại, sử dụng. Tránh được việc ngửi thấy mùi khó chịu khi đến gần hố ga.
Nhiều gia đình hiện nay thường tận dụng phần móng ngầm của ngôi nhà để xây hố ga. Giúp tiết kiệm diện tích và tận dụng không gian của ngôi nhà một cách tối đa.
Bạn nên xem xét tổng quan về kiến trúc của ngôi nhà và nhu cầu sử dụng. Để có thể xây hố ga với kích thước phù hợp. Cũng như đặt hố ga ở vị trí thuận lợi ít gây ảnh hưởng nhất.
Không nên đặt hố ga ở giữa nhà, vì hố ga là nơi chứa chất thải sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Vì vậy hố ga chứa rất nhiều những vi khuẩn độc hại, bốc mùi. Việc đặt giữa nhà sẽ ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và sức khỏe của cả nhà.
Về phong thủy.
Không đặt hố ga ở giữa nhà hố ga là nơi chứa chất thải sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Vì vậy hố ga rất ô uế và mang tính âm, khí xấu. Vị trí giữa nhà là nơi quy tụ vượng khí của cả căn nhà. Đặt hố ga giữa nhà sẽ xua tan, chặn vượng khí trong căn nhà của bạn.
Không nên đặt hố ga dưới phòng thờ, là nơi linh thiêng nhất trong ngôi nhà. Phòng thờ luôn phải đảm bảo sạch sẽ, thơm tho, thoáng mát. Đặt hố ga sẽ làm ô uế phòng thờ, hố ga mang tính âm, phòng thờ cũng có tính âm. Việc để hai tính âm cộng hưởng trong nhà theo phong thủy là điều tối kị.